Trang bị Lữ_đoàn_Không_quân_918

Máy bay C-47

Sau Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được số lượng tương đối lớn máy bay chiến lợi phẩm. Sau khi thành lập, trung đoàn 918 được biên chế số máy bay này, tiêu biểu là loại C-47.

Sau khi chiến tranh Biên giới phía Bắc bùng nổ, Chính phủ Liên Xô đã viện trợ khẩn cấp cho Quân đội nhân dân Việt Nam 1 trung đoàn máy bay vận tải quân sự An-26. Trunng đoàn được lệnh chuyển loại cấp tốc từ máy bay C-47 sang An-26. Ngày 16 tháng 4 năm 1979, đại tá Lương Hữu Sắt, phó tư lệnh về kỹ thuật – hậu cần của quân chủng không quân (sau là trung tướng, phó chủ nhiệm tổng cục kỹ thuật, Bộ quốc phòng) giao nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận máy bay An-26 cho các đơn vị trong quân chủng và chỉ đạo Xưởng A41 (nay là nhà máy A41, cục kỹ thuật PKKQ) tổ chức đoàn cán bộ nhân viên sang Liên Xô chuyển loại quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy bay An-26. Đầu tháng 8 năm 1979, đoàn chuyển loại của A41 gồm 27 người sang Liên Xô. Lý thuyết học tại TP. Kirovohrad (nay là Học viện bay Kirovohrad của Đại học Hàng không Quốc gia, Ukraina), thực hành tại trường không quân Krasnodar (nay là Học viện không quân Krasnodar, Liên bang Nga).[3]

Lực lượng An-26

Cuối năm 1980, biên đội 2 chiếc An-26 đầu tiên mang số hiệu 210, 212 cùng đoàn chuyên gia Liên Xô có mặt tại căn cứ Tân Sơn Nhất, vừa chuyển loại phi công vừa làm nhiệm vụ chuyển tiếp chỉ huy trên không. Cam kết của Chính phủ Liên Xô là viện trợ cho Việt Nam 1 trung đoàn, đủ 50 chiếc máy bay An-26 nên từ cuối năm 1979, Quân chủng Phòng không - Không quân (thời điểm đó là quân chủng không quân) đã liên tục cử các đoàn phi công, nhân viên bay sang Liên Xô học chuyển loại sử dụng máy bay An-26 trong thời gian từ 6 tháng đến 3 năm, đào tạo mới từ 4 - 5 năm.[3]

Đầu năm 1981, toàn bộ số máy bay hệ 2 (máy bay chiến lợi phẩm thu được sau ngày 30/4/1975) của trung đoàn 918 ngừng hoạt động bay vì vật tư kỹ thuật cạn kiệt, các máy bay đã quá hạn tổng kiểm nhiều lần. Đoàn phó chuyển loại hồi ấy là trung úy Nguyễn Thanh Lâm, sau trưởng thành làm đại tá – giám đốc nhà máy A41, giờ đã nghỉ hưu, kể:

CASA C-212

“Đến đầu 1980, nguồn vật tư kỹ thuật của máy bay hệ 2 (máy bay Mỹ thu được sau ngày 30/4/1975) cạn kiệt, các máy bay đã quá hạn tổng kiểm nhiều lần, trong khi nhu cầu chi viện hỏa lực của bộ đội trên chiến trường Campuchia ngày càng cao. Quá bức bách, quân chủng phải ký quyết định cho tăng hạn sử dụng 2 máy bay C-130 số 04 và 05 thêm 6 tháng”.

CASA C-295

Yêu cầu thay thế máy bay để phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia… luôn được đưa ra trong các cuộc họp của Bộ Quốc phòng. Do phía Việt Nam liên tục đốc thúc, phía Liên Xô đẩy nhanh quá trình chuyển giao An-26 sang Việt Nam để lắp ráp, bay thử và đưa vào hoạt động. Toàn bộ phi công, nhân viên bay 918 được đào tạo chuyển loại sử dụng An-26 và đến giữa năm 1981, phi đội An-26 thứ 2 về tới Việt Nam, nâng tổng số lên 20 chiếc.

An-2

“Có nhiều máy bay mới, rất phấn khởi. Ban đầu, đơn vị chỉ có 2 tổ bay làm giáo viên. Chúng tôi phải chọn một số phi công và nhân viên bay đã học tại Liên Xô (cũ) hoặc đã bay nhiều năm trên máy bay Liên Xô để đào tạo nhanh thành giáo viên An-26”, thượng tá Cự rành mạch và giải thích: “Hồi ấy, QCPKKQ đình chỉ hoạt động của máy bay MiG-17, MiG-19 nên nhiều phi công từ các đơn vị chuyển về 918. Đến giữa 1981, đơn vị có 15 tổ bay An-26 bay, làm được nhiệm vụ chuyển quân và thả dù”.

Do hoạt động bay cường độ cao, chỉ vài tháng sau khi về Việt Nam, một số máy bay An-26 đã phải vào xưởng bảo dưỡng kỹ thuật vào đầu tháng 6 năm 1981. Cũng thời gian này, trung đoàn 918 cử 99 người sang Liên Xô (cũ) đào tạo phi công và nhân viên bay An-26, khóa học 4 năm.

Tháng 6 năm 1980, quân chủng giao nhiệm vụ cho A41 nghiên cứu cải tiến máy bay An-26 chuyên vận tải thành máy bay ném bom. Nhiều sáng kiến được đưa ra, cuối cùng phương án “trang bị bom MK-81, MK-82 của Mỹ lên máy bay An-26” của kỹ sư Nguyễn Hữu Sửu và trợ lý Viện Kỹ thuật không quân Nguyễn Kim Khôi được thông qua. Các phương án cải tiến được đưa ra: Lắp bom vào giá treo ngoài máy bay; lắp bom vào khoang chở hàng...[3]

Sau hơn 40 lần huấn luyện và chiến đấu, số lượng An-26 của Lữ đoàn đã hết niên hạn sử dụng. Quân chủng PKKQ đã trang bị cho Lữ đoàn những loại máy bay mới như CASA 212-400, CASA 212i, CASA C-295, An-2.[4][5]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lữ_đoàn_Không_quân_918 http://vnexpress.net/photo/thoi-su/nhung-vu-roi-ma... http://nxbqdnd.com.vn/?nav=book-detail&id=52692 http://phongkhongkhongquan.vn/25688/lu-doan-khong-... http://tapchiqptd.vn/vi/dua-nghi-quyet-cua-dang-va... https://www.youtube.com/watch?v=x10m1WPAnX0 https://baonghean.vn/lu-doan-khong-quan-918-dua-ma... https://dangcongsan.vn/quoc-phong-an-ninh/lu-doan-... https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tiep-lua-truyen-thon... https://thanhnien.vn/chien-binh-bau-troi-ky-1-may-... https://thanhnien.vn/tai-nan-may-bay-quan-su-32-na...